Là dân Chợ Lớn, chắc hẳn ai cũng đã từng quen thuộc với hình ảnh Bưu điện quận 5, với bùng binh tượng đài Phan Đình Phùng, nhưng đây không phải là bưu điện đầu tiên ở Chợ Lớn, mà chính là tiền thân của Chợ Lớn ngày nay. Vậy bưu điện Chợ Lớn xưa nằm đâu?
Bưu điện Chợ Lớn thuở sơ khai
Thành phố Chợ Lớn thành lập ngày 6/6/1865 theo nghị định của Thống Đốc Nam Kỳ với diện tích 1km vuông, là thành phố đô thị loại 2 ngang cấp tỉnh của Liên Bang Đông Dương. Trong tình hình đó, bưu điện đầu tiên của Chợ Lớn cũng được thành lập với tên gọi Poste télégraphe vào đầu những năm 1880s tức là hơn 140 năm trước tại góc Hồng Bàng (Hùng Vương) giao Tổng Đốc Phương (Châu Văn Liêm), sau này cơi nới thêm thành trụ sở Ty Thuế vụ Q6, Q7 và Q8 Việt-Nam Cộng-Hòa cho tới ngày cuối cùng năm 1975, và hiện nay trở thành Saigon Bank.
Vai trò của bưu điện thành phố Chợ Lớn khi xưa rất quan trọng, vừa là cột mốc hành chính đánh dấu vị trí km số O của thành phố, vừa là địa điểm tập trung liên lạc, nhận gửi hàng hóa của cả thành phố Chợ Lớn và Tỉnh Chợ Lớn.
Bưu điện trung tâm Chợ Lớn ngày nay
Chợ Lớn Cũ, khu chợ chính của Chợ Lớn trước khi chợ Bình Tây được xây dựng. Vị trí khu chợ này hiện tại là Bưu điện Chợ Lớn. tập trung gần ngay cửa sông lớn, bốn mặt giáp đường lộ, tuy nhiên do diện tích quá nhỏ khiến tình hình trị an phức tạp, mua bán chen chúc. Do đó, thương gia Quánh Đàm xây dựng Chợ Lớn mới - Chợ Bình Tây ngày nay vào năm 1928 để giải quyết vấn đề này.
Bưu điện Trung tâm Chợ Lớn đã được dời và yên vị tại vị trí hiện tại gần 100 năm nay gắn liền với hình ảnh bùng binh tượng đài Phan Đình Phùng.
Tại sao Pháp lại chọn xây Bưu điện mới và cũ trên cùng trục đường Tổng Đốc Phương?
Vị trí vàng, cành nhà ga xe lửa lớn Sài Gòn - Mỹ Tho nay là Thuận Kiều Plaza, giáp đường lớn Hồng Bàng theo Trịnh Hoài Đức mô tả như sau:
Bên tả hữu đường cái quan, là đường phố lớn, thẳng suốt 3 đường, giáp đến bến sông, một đường ngang ở giữa, một đường đi dọc theo sông, các đường ấy đan xuyên nhau như chữ điền, phố xá liền mái nhau, người Việt và người Tàu ở chung lộn dài độ 3 dặm.
Hàng hóa trong phố bày bán có : gấm, đoạn, đồ sứ, giấy má, châu báu trang sức, hàng sách vở, tiệm thuốc, tiệm trà, tiệm hủ tíu.
Hai đầu Nam Bắc bến sông không gì là không có, đầu phía bắc đường lớn của bổn phố có miếu Quan Đế và 3 hội quán: Phúc Châu, Quảng Đông, và Triều Châu chia đứng hai bên tả hữu; phía tây ở giữa đường lớn có miếu Thiên Hậu, gần phía tây có hội quán Ôn Lăng, đầu phía nam đường phố lớn về phía tây có hội quán Chương Châu. Gặp ngày tốt, đêm trăng, như Tam nguyên, rằm, mùng một thì treo đèn đặt án, tranh đua kỳ xảo trông như là cây lửa, cầu sao, thành gấm, hội quỳnh, kèn trống huyên náo, nam nữ dập dìu, thật là một phố lớn nơi đô hội náo nhiệt.
Trong đường phố lớn có cái giếng xưa, nước ngọt tràn trề, bốn mùa không cạn. Sông nhỏ chảy ngang phố có bắc cầu ván lớn, trên có hai dãy hành lang mái ngói, treo màn che nắng, đường đi râm mát như đi dưới mái nhà cao, giữa phố về phía đông đường lớn có chợ Bình An bán đủ sản vật quý ở núi biển và thổ sản các nơi, ban đêm còn thắp đèn mua bán, hội quán của người Hoa, như chùa Bà Thiên Hậu, đình Minh Hương Gia Thạnh, Hội quán Hà Chương, Hội quán Ôn Lăng, Hội Quán Nghĩa An, Hội Quán Nhị Phủ, Hội Quán Sùng Chính, ngoài ra, ở đây còn các chợ luôn là những đầu mối bán sỉ của thành phố, như: chợ An Đông, chợ Xã Tây, chợ Bàu Sen, chợ Bình Tây, chợ Kim Biên, chợ vải Soái Kình Lâm...
---
*Xem thêm các bài viết về Chợ Lớn tại: https://www.anduyencholon.com/blog/categories/chuyện-chợ-lớn
Hoan hỉ,
An Duyên
-----------------
AN DUYÊN CHỢ LỚN - Ẩm Thực Chợ Lớn 𝐖𝐞𝐛:anduyencholon.com 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 028.629.88668 𝐀𝐝𝐝𝐫𝐞𝐬𝐬: 15 Trần Điện, P10, Q5
#cholon #cholondowntown #chợlớn #madeincholon #kayatoast #cholonfood #saigonfood #foodysaigon #foodycholon #an_duyên_chợ_lớn #chinatown #quận5 #saigon #saigonese #món_hoa #ansapsaigon #ansapquan5 #foody
Comments