CHUYỆN CHỢ LỚN - GỐM CÂY MAI, DÒNG GỐM THẤT TRUYỀN NGƯỜI HOA.
top of page

CHUYỆN CHỢ LỚN - GỐM CÂY MAI, DÒNG GỐM THẤT TRUYỀN NGƯỜI HOA.

An Duyên đã có bài viết về các hội quán, đặc biệt là về "bảo tàng" văn hóa người Hoa sống động tại hội quán Tuệ Thành. Chắc ai cũng đã thấy những bức phù điêu, quần thể gốm vô cùng tinh xảo, trải qua mấy trăm năm lịch sử vẫn bềnh vững với thời gian.

 

Đặc biệt trong số đó phải kể đến các quần thể gốm từ lò Cây Mai tại Miếu Thiên Hậu, Đình Minh Hương, Hội quán Quảng Triệu... Tuy nhiên nay đã thất truyền và không còn nữa, những bức tượng gốm Cây Mai thành báu vật và có giá trị cao. Cùng tìm hiểu về dòng gốm này với An Duyên để thấy được giá trị đặc biệt.




CÁI NÔI CỦA GỐM CÂY MAI

"Cắc cớ chợ Lò Rèn

Chạc chạc nghe nhà Ban đánh búa;

Lạ lùng xóm Lò Gốm

Chơn vò vò Bàn cổ xây trời"


Xóm Lò Gốm, có lẽ được khởi lập từ đầu thế kỷ 18, những lò gốm đầu tiên tại vùng Chợ Lớn xưa ở các quận 6, 8, 11. Dấu tích còn lại là lò gốm cổ Hưng Lợi tại quận 8 ngày nay.


Lò Gốm đầu tiên được biết đến như một địa danh được ghi trên bản đồ Gia Định - Sài Gòn do Trần Văn Học vẽ 1985. Trích lược về xóm Lò Gốm như sau "Từ 1972 con kênh Ruột Ngựa được đào để nối liền từ Sa Giang ra phía Bắc đến Lò Gốm". Ngoài Lò gốm Cây Mai, còn có 30 lò gốm nổi tiếng thời đó như lò cây Keo, lò gốm Phú Lâm, Bửu Nguyên, Đông Hòa..chuyên sản xuất các sản phẩm gốm đất nung, sành nâu, sành trắng…


Trụ sở của các lò gốm Cây Mai, gọi là “Đào Lư Hội quán”, ở đình Phú Hòa (quận 6). Tấm biển này ghi được làm năm Giáp Thân (1884 hoặc 1944). Dấu tích khu lò gốm Cây Mai nằm ở sau chùa Cây Mai. Ngày xưa Gò Cây Mai có con rạch nhỏ, nằm trên đường Nguyễn Thị Nhỏ chảy thông ra đường Lê Quang Sung, đổ ra cầu Cây Gõ và chảy vào rạch Lò Gốm, hiện rạch này đã bị lấp. Đây là đường vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm gốm Cây Mai đi tiêu thủ khắp Nam Kỳ ngày xưa.



GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT DÒNG GỐM CÂY MAI

Xa xưa, quanh vùng tập trung lò gốm có rất nhiều đất đặc biệt mà nay không còn nữa, loại đất có màu xám trắng mềm mại, lượng nước trong đất đạt mức độ vô cùng lý tưởng cho ra thành phẩm bền, cứng cáp. Người thợ làm gốm trước khi nhàu nặn sẽ dồn thành đống và ủ đất, sau đó người thợ cho thêm nước và nhào nhuyễn thêm lần nữa cho đất dẻo


Về trang trí trên chúng ta cũng thấy rõ việc áp dụng hai kỹ thuật trang trí thuộc kỹ pháp nê tố:

- 1: Dùng các lát đất in khuôn các mảng rời (mũ, giáp, mây, rồng… trên long bào) để gắn vào cốt tượng

- 2: Dùng kỹ thuật “bắt bông” . Nghệ nhân gốm dùng giấy quấn thành ống hình nón, đổ đất nguyên liệu vào đó và bóp mạnh để tạo thành sợi nên các hoa văn. Kỹ thuật in khuôn áp dụng cho các đồ án phức tạp, còn kỹ thuật “bắt bông” áp dụng cho các đồ án trang trí đơn giản, bố cục thưa thoáng.


Sản phẩm được tạo hình trên các bàn xoay, cột chôn sâu dưới đất. Lò nung là loại bầu hoặc lò rồng, chiều dài lên đến 20 -25m.

Thời gian nung gốm Cây Mai trung bình là 2 ngày.



ĐẶC ĐIỂM DÒNG GỐM CÂY MAI

Gốm Cây Mai là dòng men màu ít thấy, thường có kích thước lớn và có chi tiết, giá trị nghê thuật cao.

Kể từ xa xưa đây đã là dòng gốm cao cấp với các màu men độc đáo như: trắng, xanh lam, xanh lục, nâu, vàng.


Với dòng sản phẩm đa dạng từ:

- Gốm sinh hoạt: Tô chén, dĩa, muỗng, khạp, lu, bình trà, chai rượu, ấm nước...

- Gốm trang trí: đôn, giá kệ, bàn, tiểu cảnh non bộ, chậu bông bằng sành hình tròn hoặc hình lục giác, lớn nhỏ ...

- Gốm thờ phụng tôn giáo như lư hương, bát nhang, bài vị, tượng thờ

- Gốm kiến trúc: mái ngói, ống gió, máng xối, gạch, phù điêu, tượng long, voi, ngựa và các quần thể tiểu tượng.



NGÕA TÍCH HÃNG - ĐỈNH CAO DÒNG GỐM.


Trong sản phẩm gốm Cây Mai, "Ngõa Tích Hãng" là những sản phẩm có hoa văn và điêu khắc tượng người, được dùng để trang trí trên sườn mái bờ nóc, đền miếu... làm cho quần thể công trình trở nên sống động, có hồn.


* Đình Minh Hương Gia Thạnh (Quận 5), trên quần thể tiếu tượng bằng gốm có ghi “Mai Sơn, Đồng Hòa Diêu Tạo” (lò Đồng Hòa – Mai Sơn tạo), “Thiên Liên, Tân Sửu Niên Lập” (1901)


* Miếu Thiên Hậu (Tuệ Thành Hội quán – quận 5) trên những quần thể tiếu tượng gốm trang trí trên nóc miếu có ghi “Bửu Nguyên Diêu Tạo”, “Mậu Thân Niên Lập” (1908); “Đồng Hòa Diêu Tạo” (lò Đồng Hòa tạo), “Quang Tự Mậu Thân”…


* Tượng Giám Trai ở chùa Giác Viên (quận 11), ở góc dưới bên phải có ghi “Đề ngạn, Nam Hưng Xương, Điếm Tố”, “Canh Thìn Trọng Đông Cát Đán Lập” (1880).


* Miếu Thiên Hậu (Quảng Triệu Hội quán – quận 1) trên quần thể tiếu tượng gốm ở phần sân miếu có những bảng gốm chữ nổi “Lương Mỹ Ngọc Điếm tạo” (tiệm Lương Mỹ Ngọc tạo), “Quang Tự Thập Tam Niên”(1887) và “Thạch Loan Mỹ Ngọc tạo” (lò Mỹ Ngọc ở Thạch Loan tạo), “Quang Tự Đinh Hợi Tuế (1887). Cũng ngay trên quần thể tiếu tượng này còn có những bảng gốm khác ghi “Đề Ngạn Bửu Nguyên Diêu tạo” (lò Bửu Nguyên ở Đề Ngạn làm), “Dân Quốc, Tân Dậu Trùng Kiến” tức trùng tu năm Tân Dậu, Trung Hoa Dân Quốc (1921).


Độc đáo là thế, nhưng đáng tiếc, dòng gốm Cây Mai bây giờ chỉ có thể tìm thấy trong các di tích lịch sử, tâm linh hoặc nhà dân.


Trong các di tích thì thường là đồ thờ, trong nhà dân thường là đồ dùng. Những tác phẩm tượng sành được đánh giá là có giá trị mỹ thuật cao nhất của dòng gốm Cây Mai khi đó hiện rất khó sưu tầm.


---


AN DUYÊN CHỢ LỚN - Tiệm cơm nước.

• Hotline: 028.629.88668 - 0908.421.461

• Web: anduyencholon.com/menu

• Page: fb.com/anduyencholon

• Cửa hàng: 15 Trần Điện, phường 10, quận 5




206 views0 comments
bottom of page