top of page

CHUYỆN CHỢ LỚN -HỘI QUÁN QUỲNH PHỦ 瓊府會館 - CHÙA BÀ HẢI NAM

Quanh quẩn Chợ Lớn với An Duyên - phần 1

Cách An Duyên chỉ 170 mét, bạn có thể đến chùa Bà Hải Nam - Hội quán Quỳnh Phủ, một di tích lịch sử hơn gần 200 năm với bia đá biên năm thành lập 1824

 

Trải qua 6 lần trùng tu với quy mô lớn do nhóm người Hải Nam đóng góp nhân lực và tài lực xây dựng. Hội quán hiện nay nằm tại 278 Trần Hưng Đạo quận 5.


An Duyên Chợ Lớn, tiệm cơm, Chợ Lớn, An Duyên, món hoa, món Trung hoa, món ngon quận 5, nhà hàng quận 5, quán ăn quận 5, ăn gì quận 5, food review, chợ lớn xưa, chợ lớn nay, cholondowntown, chợ lớn ngày nay,   văn hóa chợ lớn, chợ lớn xưa và nay, chuyện chợ lớn, đánh giá tiệm ăn Chợ Lớn, tiệm ăn gia đình quận 5, tiệm cơm q5, món người hoa, tiệm cơm người hoa


VÌ SAO KHÔNG GỌI HỘI QUÁN HẢI NAM, MÀ LẠI LÀ QUỲNH PHỦ?

Người Quỳnh Phủ là một tên gọi khác của người Hải Nam, di cư từ đảo Hải Nam, tình Quảng Đông xưa kia từ thế đầu thế kỷ 18, đời nhà Minh theo làn sóng giao thương đến phía Nam. Trong chuyến chu du xuống phía Nam, người Quỳnh Phủ đã định cư dọc các tỉnh giáp biển và để lại những hội quán lớn và luôn thờ bà Thiên Hậu tại Huế, Hội An, Nha Trang, Chợ Lớn và có vài dấu tích tại Phú Quốc.

Sau đó người Quỳnh Phủ vẫn tiếp tục các đợt di dân về phía Nam ở thời đại nhà Thanh, thế chiến I, và II, phần lớn họ là những tha nhân lưu vong tìm mảnh đất "hiền" để chạy trốn khỏi biến động chính trị. Người Quỳnh Phủ được tiếng hiền lành và chỉ tập trung làm ăn và có năng khiếu nghệ thuật đặc biệt là Ca kịch Hải Nam.



HỘI QUÁN QUỲNH PHỦ - GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ NGƯỜI HẢI NAM

Vào những ngày đầu đến Chợ Lớn, người Hải Nam đã tích cực xây dựng trường học, bệnh viện và chương trình phúc lợi xã hội, tích cực trong việc thúc đẩy từ thiện. Hội quán cũng duy trì các khoá đào tạo Hải Nam ca kịch và đoàn nhạc cụ dân tộc.


Hải Nam ca kịch khởi nguồn ở Giang Tây và được du nhập vào Hải Nam trong triều đại nhà Minh (1369- 1644). Kể từ đó, nó đã trở thành đặc điểm văn hóa dân gian Hải Nam, với bộ nhân vật riêng, tất cả đều được thể hiện bằng cách trang điểm, trang phục và chủ đề âm nhạc riêng biệt.


Sau 1975, hội quán chỉ tập trung vào chăm sóc đời sống, kinh tế, hợp tác thương mại, khuyến học cho các con em và những người đồng hương, hoạt động dạy ngôn ngữ và văn hoá truyền thống cũng đã mai một đi nhiều. Hiện nay hội quán được biết đến nhiều khi là nơi thờ tự linh thiêng các vị Thánh mẫu Thiên hậu, Thùy vĩ Thánh nương, Ý Mỹ nương nương và các vị thần linh khác. Vào ngày giỗ các bà đều có tổ chức nghi lễ lớn.



TÍN NGƯỠNG THỜ BÀ THIÊN HẬU CỦA NGƯỜI HẢI NAM


Cũng bởi việc thương mại chính bằng đường biển, nên người Quỳnh Phủ cực kì tôn kính và sùng bái Bà Thiên Hậu, người bảo hộ những người đi biển. Tuy có nhiều dị bản về Thiên Hậu của các tộc khác nhau, nhưng người Hải Nam tin rằng:

Thiên Hậu là người Quảng Đông, cha và anh trai thường đi thuyền buôn bán ở Nam Hải. Một lần đang dệt vải, nàng ngủ gật, tỉnh dậy nói với mẹ rằng cha và anh đã bị chết vì sóng gió ngoài biển. Sau nhận được tin quả nhiên như vậy. Khi đến tuổi trưởng thành, nàng cưỡi gió bay đi hóa thành thần biển, có phép hô mưa gọi gió, luôn cứu giúp ngư dân và thuyên buôn bị nạn.

Đặc biệt nơi đây còn thờ "108 anh linh". Theo lời tục truyền đây là những người thuộc một đoàn thương buôn bị nhóm tham quan địa phương sát hại ném xác xuống Biển Đông để cướp hàng hóa và nữ trang. Về sau, một viên quan trong số đó hối hận vì đã tham gia vào việc làm bất nhân này nên đã đem sự việc trình vua. Sau khi tra xét, vua xử phạt bọn quan phạm tội và ban sắc giải oan cho 108 người này. Cũng theo tục truyền, 108 oan hồn này thường hiển linh cứu giúp những người đi biển gặp nạn nên được người Hải Nam thờ phụng rất phổ biến.


Các ngày vía quan trọng tại đây gồm:

  • Ý Mỹ Nương Nương, mùng 10 tháng 2

  • Thánh Mẫu Thiên Hậu, 23 tháng 3 âm lịch

  • "108 anh linh", 16 tháng 6 âm lịch

  • Thuỷ Vỹ Thanh Nương, rằm tháng 10

  • Giỗ tổ Huệ Quang, 27 tháng 9 âm lịch



KIẾN TRÚC HỘI QUÁN QUỲNH PHỦ

Theo nội dung các văn bia, hội quán được xây dựng vào năm Đạo Quang thứ 3 triều Thanh (1824) theo kiến trúc của người Quỳnh Phủ xưa.

Hội quán đặc sắc với điểm nhấn là sắc hồng đỏ đặc trưng khó lẫn vào đâu được. Tuy so với Tuệ Thành Hội Quán cách đó không xa, các vị thần dân gian của người Hải Nam được thờ phụng tại đây không nhiều và bài trí đơn giản hơn, nhưng nổi tiếng linh thiêng và bảo hộ cho bà con trong vùng nên ai ai cũng tin tưởng.


Tuy đã gần 200 năm nhưng được bảo tồn kỹ lưỡng, các bức phù điêu chạm trỗ đều còn hiện trạng tốt. Các hoành phi, câu đói có trình độ thư pháp cao, hình ảnh lưu lại ca ngợi và tôn vinh công đức của các bậc tiên hiền và lịch sử của cộng đồng di dân Hải Nam

Các hiện vật có giá trị nghệ thuật và tính văn hoá cao trong chùa hầu như được bảo tồn nguyên vẹn. Đặc biệt có bức tranh sơn mài Lục Vân Tiên cùng các sắc chiếu của vua Duy Tân…


Nếu có dịp đến An Duyên Chợ Lớn, nhấm nháp chút bánh mì Hải Nam, uống cà phê vợt, tản bộ qua Hải Nam hội quán thăm thú để hiểu thêm đời sống và văn hoá Chợ Lớn xưa quả là điều độc đáo.

---


715 views0 comments

Commentaires


bottom of page