[#CHUYỆN_CHỢ_LỚN] BÀN TÁN VỀ CHỢ QUÁN
top of page

[#CHUYỆN_CHỢ_LỚN] BÀN TÁN VỀ CHỢ QUÁN

Kẻ vào Chợ Quán, ra Bến Nghé,

Người xuống Nhà Bè lên Đồng Nai

(Gia Định phong cảnh vịnh)

Vùng đất có nhiều điều cổ xưa nhất vùng Chợ Lớn

 



Nhắc tới Chợ Quán thì người Chợ Lớn nghe qua vừa quen, vừa lạ. Một cái tên gắn liền với lịch sử lâu đời của vùng đất này mà dường như ngày nay hiếm có người còn nhắc đến. Với An Duyên, một khi nghe Chợ Quán thì chỉ nhớ đến nhà thương điên Chợ Quán, còn bạn? Cùng An Duyên bàn tán xíu về G


Cái tên Chợ Quán



Sở dĩ gọi Chợ quán cũng do thói quen "nhìn mặt, đặt tên" của người miền Nam, "thuở trước chợ nhóm họp dưới gốc những cây me đại thọ, lối vào nhà thương, chung quanh chợ có nhiều quán xá lốc cốc tựu một chỗ nên đặt tên là vậy" Theo Vương Hồng Sển- Sài Gòn năm xưa.

Chợ Quán trước kia là vùng ba ngôi làng: Tân Cảnh (Tân Kiểng), Nhơ Giang (Nhơn Ngãi), Bình Yên. Đến năm 1975, khu chợ xưa chỗ Đình Tân Kiểng thuộc quận 5 hiện nay, tránh nhầm lẫn với khu Tân Kiểng quận 7.


Những di tích của vùng Chợ Quán:


1. Chợ Quán (Chợ Tân Kiểng): ngày nay không còn nữa.


- Theo nguồn tích Gia Định Thành Thông Chí có chép như sau: Chợ Quán cách trấn về phía Nam hơn 6 dặm, phố chợ rất đông đúc, thường năm đến ngày Nguyên đán có tổ chức chơi đu tiên vân xa, đáng gọi là một chợ lớn.

- Theo một ghi chú của người Anh Finlayson vào năm 1821 thì: gà, vịt, thịt heo, thịt sấu… đã nhiều lại rẻ, gạo trắng cá tươi, cá khô, thuốc lá, hạt tiêu, đường, dao, kéo, đinh, sơn, buồm, chiếu, sừng v,v… không thể kể xiết, và trầu cau thì không thấy ở đâu nhiều bằng xứ này.

2. Nhà thương Chợ Quán nay là Bệnh viện Nhiệt Đới (1862)


- Là bệnh viện đầu tiên của vùng đô thành Gia Định - Sài Gòn - Chợ Lớn, được coi là bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam. Được Pháp xây dựng đầu tiên khi đến xâm chiếm Sài Gòn, bệnh viện phục vụ chữa trị bệnh truyển nhiễm, và tù nhân chiến tranh, sau này có thêm khoa tâm thần và phụ sản...

- Có giai đoạn 1957, bệnh viện chuyên trị bệnh lao cho binh lính nên được gọi là Viện bài lao Ngô Quyền.

"Hắn trông tưng tửng, mới trong Chợ Quán hay Biên Hòa ra?" - Một câu đùa vui của người xưa về nhà thương điên nổi tiếng Chợ Quán. Nay vẫn còn hoạt động.


3. Nhà thờ Chợ Quán - Giáo xứ lâu đời nhất Sài Gòn (1722)


- Theo Trương Vĩnh: Giáo xứ được thành lập từ họ đạo lưu dân, từ phường Đúc ở Huế. Đến 1725, họ đạo đã có 300 bổn đạo, sau này trở thành trung tâm đón tiếp lưu dân từ miền Trung vào.

- Nhà thờ Chợ Quán bị phá hủy nhiều lần vào các năm 1727, 1733, 1793, 1862, 1882 xây dựng mới từ năm 1882 tồn tại cho đến nay, ngôi giáo đường tuy nhỏ nhưng kiến trúc rất đẹp và thanh nhã theo kiến trúc Gothic với tháp chuông cao.


4. Nhà đèn Chợ Quán - nhà đèn đầu tiên Chợ Lớn (1922)


- Từng là nhà máy điện quanh trọng nhất của Sài Gòn trước 75: ngày nay không còn. Năm 2008, khu vực nhà đèn Chợ Quán rộng 6.5 héc ta bị quy hoạch, xoa đi một lịch sử hàng trăm năm, biểu tượng của nền văn minh cơ giói của ngành điện lực thời Pháp thuộc. Nhà đèn Chợ Quán cùng nằm trên đường Hàm Tử cũ, "hàng xóm" của nhà thương

- Quy mô của nhà đèn Chợ Quán có công suất lơn, đủ cho nhu cầu điện lực của cả vùng Sài Gòn - Chợ Lớn và một số đô thị phụ cận. Đến những năm 1950 - 1970, nhà đèn vẫn là nguồn điện chính của cả Sài Gòn.


Hơn 300 năm đã trôi qua, Chợ Quán giờ đã xếp vào dĩ vãng như biết bao địa danh, di tích khác của Chợ Lớn. An Duyên chỉ mong rằng với một vài tổng hợp về Chợ Quán, chúng ta có thể tri niệm lại những gì đã qua ở vùng đất này. Để mỗi khi nghe những người lớn tuổi nhắc vì Chợ Quán, còn biết được đấy là đâu!


------------------------- * 🛵 Đặt giao món tận nơi: anduyencholon.com/menu * 🛎 Giảm 10% đặt bàn: anduyencholon.com --------------------------------------------------- AN DUYÊN CHỢ LỚN - Ẩm Thực Chợ Lớn 𝐖𝐞𝐛:anduyencholon.com 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 028.629.88668 𝐀𝐝𝐝𝐫𝐞𝐬𝐬: 15 Trần Điện, P10, Q5

NHÀ HÀNG CHAY BẾP XANH AN DUYÊN 𝐖𝐞𝐛:bepxanhanduyen.com 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 028.2212.9947 𝐀𝐝𝐝𝐫𝐞𝐬𝐬: 10 Nguyễn Tri Phương, P6, Q5



bottom of page