端午节 - VÌ SAO KHÔNG GỌI LÀ TẾT ĐOAN NGỌ, NGƯỜI TRUNG HOA LẠI GỌI LỄ HỘI THUYỀN RỒNG?
top of page

端午节 - VÌ SAO KHÔNG GỌI LÀ TẾT ĐOAN NGỌ, NGƯỜI TRUNG HOA LẠI GỌI LỄ HỘI THUYỀN RỒNG?

Bên cạnh bánh ú Bá Trạng, túi thơm Đoan Ngọ , Bó lá xông, đã được An Duyên đề cập các năm qua, thì nay An Duyên sẽ nói đến 賽龍舟 - Lễ Hội Thuyền Rồng - một cách đề cập khác về ngày Tết Đoan Ngọ, Tết Đoan Dương. Vì sao một hoạt động lớn thế này mà Chợ Lớn không hề có?

 





NGUỒN GỐC CỦA ĐUA THUYỀN RỒNG 賽龍舟

Theo tích xưa, Vào cuối thời Chiến Quốc, có vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên 屈原. Ông là một trung thần và còn là nhà thơ, nhà văn hoá nổi tiếng của Trung Quốc.


Tương truyền ông là tác giả hai bài thơ Ly TaoSở từ, nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn thảm khi đất nước suy vong. Đến khi được tin Sở Hoài Vương bị vua Tần lừa bắt và hãm hại, còn Dĩnh Đô thì bị quân Tần vây khốn, ông đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn ngày mùng 5 tháng 5.


Dân làng ở đó đã mang thuyền đến giữa dòng sông để cố gắng cứu vớt nhưng không thành. Để cho cá và các linh hồn của ma quỷ không lại gần được thi thể của ông họ đã đánh trống và vẩy nước bằng mái chèo của họ. Sau để tưởng nhớ, cũng là tỏ lòng thương tiếc một con người trung nghĩa.Vào ngày này hàng năm, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, bên ngoài quấn chỉ ngũ sắc (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh xuống để tế bái Khuất Nguyên.


Từ đó lễ hội đua thuyền rồng & Tục cúng bánh ra đời để tưởng nhớ ông, và được truyền mãi đến ngày nay.


HOẠT ĐỘNG ĐUA THUYỀN XƯA NAY


Cuốn “Kinh Sở tuế thời ký” thời nhà Lương, Nam Triều, ghi lại rằng, phong tục dân gian đua thuyền rồng vào Tết Đoan Ngọ. Náo nhiệt nhất trong ngày tết Đoan Ngọ chính là đua thuyền rồng, người xưa đã lễ hội hóa việc đưa thuyền tìm Khuất Nguyên và khua mái chèo để động tôm cá không cho ăn ngài, thành một hoạt động vui chơi thú vị trong ngày tết Đoan Ngọ.


Xa xưa, Lễ hội Thuyền Rồng gồm 2 phần chính: phần lễ và phần hội. Trong phần lễ, những ngư dân tại nơi đây sẽ dâng hương cúng như một lòng thể hiện sự kính trọng đến Khuất Nguyên, cùng các vị thần linh của sông nước và biển cả. Tiếp theo đó sẽ được diễn ra phần hội, chính là phần của sự thi tài đua thuyền của các ngư dân nơi đây, được diễn ra rất gay gắt và thu hút được khá nhiều sự chú ý của nhiều người dân. Các nhóm chèo thuyền sẽ cạnh tranh nhau quyết liệt cùng nhịp trống đập thình thịch vang dội cả khúc sông

Theo truyền thống, người tham dự mặc trang phục truyền thống và ngồi trên thuyền ném bánh nếp, bánh gạo xuống sông. Bên cạnh những cuộc đua thuyền mang đến không khí sôi động, lễ hội còn có rất nhiều các hoạt động như thi nấu cơm trên thuyền rồng, thi khắc thuyền rồng...


Tại Việt Nam, mừng Tết Đoan Ngọ và Lễ Hội đua thuyền rồng cũng được tổ chức tại Lăng vạn Vũng Tàu, thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu (Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã diễn ra Lễ hội đua thuyền cầu an, cầu mùa.


Tìm hiểu thêm về:


Thông tin gọi món và đặt bàn tại:

• Hotline: 028.629.88668 - 0908.421.461

• Cửa hàng: 15 Trần Điện, phường 10, quận 5.

168 views0 comments
bottom of page