top of page
Writer's pictureDang Quoc Truong

CHUYỆN CHỢ LỚN - "CU LI XE KÉO" - VĂN HÓA THỰC DÂN TỪ HONGKONG SANG VIỆT NAM

Hình ảnh "bến xe kéo ở Chợ Lớn" gợi nhớ bạn điều gì? Có lẽ kể cả An Duyên hay các bạn cũng chẳng có dịp thấy thực tế hình ảnh "người phu kéo xe" hay nếu miệt thị thì là "cu li xe kéo" ở Chợ Lớn những năm Pháp thuộc.

 







Cùng tìm về những ngày xưa trên con xe kéo, "ông tổ" của xe xích lô hay xe kéo vẫn còn tồn tại ở một vài tỉnh miền Tây.

XE KÉO XUẤT PHÁT TỪ ĐÂU?

Rickshaw - cách những người Phương Tây gọi về xe kéo ở các nước thuộc địa. Bắt đầu từ Nhật Bản, nơi được gọi Jinrikisha (人力車) có nghĩa đen là phương tiện do con người cung cấp (人 jin = con người, 力 riki= lực kéo, 車sha= xe). Phương tiện mà ngày nay tại Nhật vẫn còn sử dụng bằng sức người để phục vụ văn hóa du lịch.


Sau khi thực dân Anh quản lý Hongkong, họ rất thích phương tiện này vì dễ dàng di chuyện ở khoảng cách ngắn, qua những con đường nhỏ và chi phí rẻ. Khi đó trong mắt dân Ăng Mo - người xứ thực dân không khác gì sức lao động của ngựa hay lừa. Việc cực thịnh tại Hongkong tạo tiền đề lan rộng khắp Đông Nam Á, trong đó có các nước Đông Dương.


"VĂN HÓA" XE KÉO TẠI VIỆT NAM

Sau 15 năm xuất hiện tại Hongkong, dưới thời thực dân, xe kéo được phát triể rộng rãi do chi phí nhân công rẻ mạc và chỉ có vài nhân viên Pháp, và quan lớn mới đi lại bằng phương tiện này.


Khi đó, xe kéo được điều khiển bởi một người "cu-li", đôi khi nếu là quan lớn, hay nữ quyền tước thì lại có thêm một hầu cận đi cùng cầm tẩu thuốc hoặc khay trầu. Phương tiện này biểu hiện cho sự giàu có & quyền uy. Khi nhìn thấy xe kéo, ai ai cũng hiếu kì và kính nể.

Vào thời đó, những gì phương Tây mang đến đều được cho là "văn minh" kể cả việc sử dụng sức người để kéo xe thay động vật. Thật buồn cho những thân phận xứ thuộc địa xưa kia, họ chính là "người ngựa, ngựa nguời" với sự nhọc nhằn trong kiếp cu li này.


Cu li (tiếng Anh: coolie) có nghĩa một người lao động chân tay. Từ có ngụ ý xúc phạm đến một ai đó làm nghề hạ đẳng phải nghe lệnh sai bảo của người khác.


Trong quyển hồi ký "Đông Dương ngày ấy" viên quan thuế Claude Bourrin phát hiện các phu kéo trung tuổi phải uống nước có sái thuốc phiện mới đủ sức kéo, có những ông Tây to béo, khiến phu phải lấy hết sức ghìm càng xe, nếu chẳng may bị sốc, đường không bằng phẳng, quan Tây mà ngã thì mất mạng như chơi.


CÁCH TÂN XE KÉO

Loại xe này có cấu tạo khá đơn giản, với ghế ngồi và hay tay kéo đặt trên hai bánh xe. Xe vận hành bằng sức kéo của người, có thể chở một hoặc hai hành khách.


Chiếc xe kéo đầu tiên có bánh xe bằng sắt, cho nên chạy không được yên lắm. Với sự tiến bộ, sau đó bánh xe bằng xắt được thay thế bằng bánh xe cao su đặc, tiện nghi hơn cho người ngồi trên xe. Ngay cả những xe kéo với bánh cao su cũng chia ra làm hai loại, loại bình thường và loại của nhà hành OMIC. Loại nầy có chổ ngồi bằng aluminium trắng bóng và có nệm lò xo cũng được bọc vải trắng, dĩ nhiên đi xe loại nầy thì mắc tiền hơn là đi xe loại thường.


Sau này xe xích lô, lấy hình dáng hệt như xe kéo, thay vị trí lái về phía sau, thay sức kéo bằng sức đạp. Cũng sau đó, các loại xe xích lô chạy máy cũng ra đời.


---

Thông tin gọi món và đặt bàn tại: • Hotline: 028.629.88668 - 0908.421.461 • Web: anduyencholon.com/menu • Page: fb.com/anduyencholon • Cửa hàng: 15 Trần Điện, phường 10, quận 5.







Comments


bottom of page