CHUYỆN CHỢ LỚN - TỨ ĐẠI ĐÔ THỊ CỦA NGƯỜI HOA TẠI VIỆT NAM XƯA NAY CHỈ CÒN MỖI CHỢ LỚN
top of page

CHUYỆN CHỢ LỚN - TỨ ĐẠI ĐÔ THỊ CỦA NGƯỜI HOA TẠI VIỆT NAM XƯA NAY CHỈ CÒN MỖI CHỢ LỚN

Mối quan hệ lân bang giữa Việt Nam và Trung Quốc hình thành từ rất sớm, trải qua hơn 10,000 năm giao bang, đã có rất nhiều đợt di dân từ phía Bắc xuống các nước phía Nam, trong đó có Việt Nam, trên dòng di cư ấy, người Hoa đã xem nơi đây là quê hương và đã hình thành nên Tứ Đại Đô Thị lớn xưa kia, nơi người Hoa tập trung sinh sống và làm thương mại. Nhưng ngày nay chỉ còn Chợ Lớn vẫn giữ được đâu đó nét truyền thồng xưa kia.


 


Cùng An Duyên xem qua tứ đại đô thị một trong số đó đã biến mất:

- Phố cảng Thanh Hà

- Đô thị Hội An

- Nông Nại Đại Phố

- Chợ Lớn


1- PHỐ CẢNG THANH HÀ (THUẬN HÓA)



Trong thời kỳ thịnh đạt, phố Thanh Hà phần lớn nằm trong tay Hoa thương nên gọi là “Đại Minh khách phố”. Người Hoa đến Thanh Hà đã góp phần không nhỏ vào sự phồn thịnh của thương cảng này.


Jean Koffler ghi nhận: “Hàng năm có khoảng 80 chiếc thuyền Hoa thương từ các tỉnh đến đó, chắc chắn chứng tỏ rằng ở đây có nền kinh doanh phồn thịnh”


Đến khoảng thời gian trước hoặc sau năm 1770, Hoa thương đã được chúa Nguyễn cho phép xây dựng phố bằng gạch và lợp ngói để phòng hỏa hoạn. Phố bao gồm những cửa hàng, cửa hiệu, các đại lý xuất nhập khẩu và những nhà cho thuê dành cho thương khách ở xa, chủ yếu là thương nhân Trung Quốc mới đến. “Khách buôn Quảng Đông có người họ Trần, quen mua bán. Hắn nói rằng từ phủ Quảng Châu, do đường biển đến trấn Thuận Hóa, được gió thuận thì chỉ ba ngày ba đêm, vào cửa Eo, đến phố Thanh Hà ở Phú Xuân…”


2- ĐÔ THỊ HỘI AN



Các nhà buôn Trung Hoa tại Hội An rất đông đến nổi phải lập nên các Hội đoàn như “Hội xúc tiến thương mại đường biển” (thành lập năm 1715). Chức năng chính của Hội là

ủng hộ về vật chất và tinh thần, khuyến khích mở rộng các hoạt động buôn bán tư nhân của các nhà buôn Trung Hoa trên đất Việt Nam.


Chính những hoạt động buôn bán của người Hoa đã góp phần làm cho Hội An trở thành một trung tâm thương nghiệp phồn thịnh và là trung tâm ngoại thương của cả Đàng Trong khi ấy.

Lê Quý Đôn trong sách “Phủ biên tạp lục” :Ở nơi đây, vì các vị khách buôn Trung Quốc đều tới mua hàng đưa về Tàu, nên buổi trước hàng hóa rất nhiều, dầu có một trăm chiếc thuyền lớn chuyên chở hàng hóa trong một lúc không thể chở hết được. Các hàng hóa đều bán rất chạy, không có món hàng nào bị ế và ứ đọng cả.



3 - NÔNG NẠI ĐẠI PHỐ - CÙ LAO PHỐ



Khi đến Đàng Trong, nhóm di dân do Trần Thượng Xuyên lãnh đạo đã sớm phát hiện ra ưu thế của Cù Lao Phố và tập trung Hoa thương đến đây sinh sống và buôn bán.


Chỉ trong vài thập niên, đến đầu thế kỉ XVIII, những di dân người Hoa đã biến Cù Lao Phố thành một thương cảng xuất nhập khẩu lớn thu hút thuyền buôn Nhật Bản, Trung Hoa và các nước phương Tây.


Tuy nhiên, sự thịnh vượng của Cù Lao Phố chỉ kéo dài đến nửa đầu thế kỉ XVIII thì bắt đầu đi xuống, vì nhiều nguyên nhân song chủ yếu do sự tàn phá của chiến tranh giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh


4 - CHỢ LỚN



Chợ Lớn cũng là khu vực sớm được những người dân Trung Hoa chọn làm nơi lập nghiệp. Thị trấn Chợ Lớn cách Sài Gòn 5 km về phía Tây Nam do người Hoa lập ra năm 1778


Ngoài việc buôn bán lúa gạo và các nông sản khác, Hoa thương ở đây đã làm chủ việc phân phối các mặt hàng nhu yếu phẩm tiêu dùng hàng ngày do các nhà buôn từ Trung Quốc, các nước trong khu vực Đông Nam Á và từ châu Âu chuyển tới. Trước thời điểm thực dân Pháp thiết lập chế độ thuộc địa tại Nam Kỳ, ở thị trấn này đã có tới 500 ngôi nhà, có 2 kênh đào, 5 cái cầu (trong đó có 1 cầu làm bằng sắt), có nhiều kho hàng và các xưởng đóng thuyền


Trịnh Hoài Đức đã miêu tả trong “Gia Định thành thông chí”

Hoạt động buôn bán của họ ở đấy tấp nập suốt ngày đêm. Nơi đây “phố xá liên tiếp sát mái nhau, người Tàu và người ta ở chung lẫn lộn dài độ 3 dặm. Hàng hóa trong các phố bày bán có: gấm, đoạn, đồ sứ, giấy má, châu báu… Những hóa vật ở Nam Bắc theo đường sông đường biển chở đến không thiếu món nào.


Đầu phía Bắc đường phố lớn có miếu Quan Thánh và 3 hội quán: Phúc Châu, Quảng Đông và Triều Châu chia đứng hai bên tả hữu, phía tây đường lớn có miếu Thiên Hậu, gần phía tây có hội quán Ôn Lăng…ấy là một thị phố lớn và đô hội náo nhiệt”


Hiện nay do trải qua chiều dài lịch sử với nhiều biến cố, người Hoa hiện nay trở thành một cộng đồng sắc tộc trong những dân tộc anh em Việt Nam. Chấm dứt hẳn tình trạng cát cứ xưa kia, sống hòa hợp và xem đây cũng chính là quê hương của mình.


Hoan hỉ,

An Duyên

📞 Đặt món giao tận nơi giảm 10%: anduyencholon.com/menu


--------------------

AN DUYÊN CHỢ LỚN - Tiệm cơm nước.

• Hotline: 028.629.88668 - 0908.421.461

• Web: anduyencholon.com/menu

• Page: fb.com/anduyencholon

• Cửa hàng: 15 Trần Điện, phường 10, quận 5


NHÀ HÀNG CHAY BẾP XANH AN DUYÊN

𝐖𝐞𝐛:bepxanhanduyen.com

𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 028.2212.9947 - 090.8421.461

𝐀𝐝𝐝𝐫𝐞𝐬𝐬: 10 Nguyễn Tri Phương, P6, Q5


405 views0 comments
bottom of page