CHUYỆN CHỢ LỚN - Kinh Tàu Hủ - huyết mạch Chợ Lớn xưa
top of page

CHUYỆN CHỢ LỚN - Kinh Tàu Hủ - huyết mạch Chợ Lớn xưa

Updated: Apr 28, 2021

Hiếm có nơi nao ở Sài Gòn lại có nhiều những cây cầu, kênh rạch như vùng Chợ Lớn, Chợ Lớn ngày xưa được dân Hoa Kiều chọn lựa cũng bởi địa thế nằm giữa những dòng kênh, khai thác giao thông đường thủy thuận lợi. Nảy sinh ra hình thức kinh doanh "trên bến dưới thuyền" độc nhất vô nhị.

 

Nếu sông Sài Gòn là con đường thủy lợi chính để hình thành nên vùng đô thành xưa, thì Chợ Lớn chính là vùng đất thăng hoa nhờ vào hệ thống kênh rạch chằng chịt, mà giờ đây, do đô thị hóa đã san lấp gần như sạch bách! Để lại niềm tiếc nuối vô bờ!


saigon xưa, sài gòn nay, chợ lớn xưa, chợ lớn nay, sài gòn, văn hóa sài gòn, văn hóa chợ lớn, chợ lớn, cholondowntown, kinh tàu hủ, văn hóa, an duyên, an duyên chợ lớn, quán ăn quận 5, nhà hàng quận 5

LỊCH SỬ DÒNG KINH TÀU HỦ

Người Pháp xưa kia gọi chung Rạch Bến Nghé và kinh Tàu Hủ là Arroyo Chinois


Uốn khúc ngoằn ngòeo chảy lượn quanh

Qua ngang Khánh Hội giữa đô thành

Chảy vào Chợ Quán trôi lờ lững

Sáng lớn chiều ròng một sắc đen

( Kinh Tàu Hủ - Nguyễn Tấn Bi)


Năm Gia Long thứ 18 ( Kỷ Mão, 1819), Vua hạ lịnh cho đào kinh Tàu Hủ vì Rạch Chợ Lớn quá cạn hẹp (sau đó bị người Pháp lấp bỏ), kinh Tàu Hủ sau 3 tháng khởi công thì hoàn thành, chạy từ cầu Đề Thông đến ngã thư sông Rạch Cát, dài tầm 5 km, rộng tầm 37 mét, sâu 17,8 mét. Mỗi bên Kinh chưa bờ đất rộng 20 mét.


Đến thời Pháp, kinh tế đường thủy phát triển, mọc ra hàng loạt bến cập hông kinh Tàu Hủ, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế Chợ Lớn, như các bến Chương Dương (Quai de Belgique), bến Hàm Tử (Quai Le Marne), bến Lê Quang Liêm (Quai de My Tho). Từ khi khởi công xây đại lộ Đông Tây, các bến này dần biến mất và không còn tàu ghé đến nữa.



Kể đến các cây cầu bắt qua kinh Tàu Hủ thông thương các quận phải kể đến:

1. Cầu Xóm Chỉ, ngay con đường Tản Đà;

2. Cầu Chợ Lớn, trở vô Chợ Lớn cũ;

3. Cầu Chà Và, gọi làm vậy vì xưa đây là Phố Chà bán vải;

4. Cầu Xóm Củi;

5. Cầu Ông Lớn (vì xưa dân không dám gọi tên Đỗ Hữu Phương)

6. Cầu Bót Bình Tây qua Bình Đông.

7. Cầu Ba Cẳng trổ ra đường Cambodge và Yunnan.

8. Cầu có bực thang trổ ra đường xuống đường Gò Công.

9. Cầu Palikao, (gần đây có nhà giàu bực thứ tư là Hộ Định).


ĐỜI SỐNG DỌC DÒNG KINH TÀU HỦ


- Đời sống xưa:


Từ Sài Gòn vào Chợ Lớn, một nhà báo tên Charles Lemire năm 1884 xuôi theo con tàu chở khách dọc kinh có đoạn miêu tả như sau:

Thành phố người Hoa, được biết với tên là Chợ Lớn, một từ tiếng Hoa, trải dài hai cây số dọc hai bên bờ rạch. Thành phố trông náo nhiệt bởi sự di chuyển rất đông của các cu li người Hoa và An Nam, không ngừng khiêng tải lên xuống các bao gạo, tiền đồng, dê con và cá khô. Những mái nhà ngói đỏ trông như tách rời một cách thôn dã giữa những bụi cây cau, mà thân cây thẳng và có khía rảnh trông giống các cột theo kiểu Corinthia.



Cuối cùng thẳng hàng dọc theo bờ, là những tòa nhà thương mại lớn của người Hoa, các kho chứa gạo, đường, cây chàm, sáp ong, lụa, gốm men, gốm đất, da trâu, bò, da rắn, da cọp, chim, cá khô, đậu phọng, vân vân. Vào trong các kho ta sẽ thấy đủ loại cân đo với kích thước khác nhau, các bao hàng, các mẫu hàng giữa rất nhiều các nhân viên, các cu-li hay công nhân khuân vác.


- Đời sống nay:



Từ năm 80, vai trò của đường bộ thành phố ngày càng phát triển, đẩy vai trò vận chuyển đường sông dọc các dòng kinh thành lỗi thời, tốn kém, chậm chạp. Các kho bãi dọc kinh mất đi vị thế chủ lực. Cảnh trên bến dưới thuyền dần mai một, mất đi, dòng kinh cũng dần bị người dân lấn chiếm, nhiều đoạn trở thành dòng kinh "chết", đen ngòm, hôi thối bởi rác thải, chất thải của người dân


Đến nay Đại Lộ Đông Tây (Võ Văn Kiệt) được mở ra tạo trục đường bộ nhanh chóng, tiện lợi, giao thông đường thủy theo dòng kinh Tàu Hủ đã hoàn toàn biến mất, bến Chương Dương, Hàm Tử, Châu Văn Liêm, đã trở thành kỷ niệm, chỉ còn lại và dãy nhà cổ dọc bến Chương Dương, hay những dãy nhà kho to đùng theo kiến trúc nhà cổ ở Singapore, Malacca, Quảng Châu vì xưa kia các thương gia, nhà thầu gốc Hoa nay trở thành chành cho xe tải đi miền Tây.


Tiếc thay, những kiến trúc, không gian lịch sử một thời đã mai một hẳn, không được bảo tồn đúng cách để thu hút khách du lịch như khu Clark Quay bên Tân Gia Ba, hay Malacca bên Mã Lai, những khu nhà san sát nhau với kiến trúc thanh lịch, đến đình chùa nay cũng đã biến mất.


An Duyên,

-----------------------------------

AN DUYÊN CHỢ LỚN - Ẩm Thực Chợ Lớn

𝐖𝐞𝐛:anduyencholon.com

𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 028.629.88668

𝐀𝐝𝐝𝐫𝐞𝐬𝐬: 15 Trần Điện, P10, Q5


NHÀ HÀNG CHAY BẾP XANH AN DUYÊN

𝐖𝐞𝐛:bepxanhanduyen.com

𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 028.2212.9947

𝐀𝐝𝐝𝐫𝐞𝐬𝐬: 10 Nguyễn Tri Phương, P6, Q5


bottom of page